Về Phẩm Chất Không Khí

Thuật Ngữ Chất Gây Ô Nhiễm

Tìm hiểu về các chất gây ô nhiễm không khí mà ảnh hưởng đến Vùng Vịnh.

Lắng Đọng A-xít

Lắng Đọng a-xít là một thuật ngữ chung để chỉ hỗn hợp kết tủa ướt và khô mà có tính a-xít bất thường (chẳng hạn như mưa, tuyết, sương, sương mù a-xít). Được coi là một vấn đề lớn về môi trường, lắng đọng a-xít xảy ra khi lượng khí thải cacbon đioxyt, lưu huỳnh đioxyt và các nitơ ôxít phản ứng với các phân tử nước trong khí quyển để tạo ra hợp chất có tính a-xít. 

Tại Canada và Scandinavia, mưa a-xít đã giết chết cá và các quần thể sinh vật biển khác trong nhiều hồ nhỏ, và sương khói a-xít đã khiến hàng ngàn trường hợp tử vong tại London vào năm 1952. California có lượng phát thải lưu huỳnh oxyt thấp hơn nơi khác trên thế giới, do đó nguồn chính gây nên mưa a-xít chính là nitric a-xít từ phát thải xe cơ giới.

Cacbon Monoxide (CO)

Cacbon Monoxide là chất không mùi, vô hình, và bắt cháy mà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu ở nồng độ cao, đặc biệt là trong phòng kín gió.

Gần 70% cacbon monoxide tại Vùng Vịnh sinh ra từ xe cơ giới. Một số lượng đáng kể cũng đến từ đốt củi trong bếp sưởi và lò đốt củi. Các kiểm soát liên bang và tiểu bang với những xe mới và đốt củi mùa đông đã được ban hành để ngăn tình trạng gia tăng cacbon monoxide đến mức độ gây hại. Vùng Vịnh không vượt quá tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiểu bang đối với cacbon monoxide trong một số năm, và được chính thức công nhận là khu vực đạt cacbon monoxide.

Ozon Mặt Đất (O3)

Ozon mặt đất (hay khói lẩn sương) hình thành do phản ứng hóa học giữa các tiền chất ozon ¾ oxit của nitơ và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi dưới ánh sáng mặt trời. Phát thải từ các cơ sở công nghiệp và công ty điện lực, xe cơ giới, hơi xăng và các dung môi hóa học là một số trong những nguồn chính của các tiền chất ozon. Ozon có nhiều khả năng hình thành trong mùa hè và đầu mùa thu, trong những ngày nắng ấm áp, không có gió. Hít phải ozon có thể làm nặng thêm bệnh hen suyễn và các bệnh đường hô hấp khác, gây kích ứng mắt, làm giảm tầm nhìn, và thảm thực vật bị hư hại.

Xe cơ giới góp phần lớn nhất đến ozon tại Vùng Vịnh, ước tính khoảng hơn 50% tiền chất ozon tại vùng này. Chương trình kiểm soát xe cơ giới của California, cùng với kiểm soát quy định của Địa Hạt Không Khí, đã làm giảm đáng kể nồng độ ozon tại Vùng Vịnh trong vài thập kỉ qua. Ví dụ, tiêu chuẩn ozon toàn quốc đã vượt mức 65 ngày năm 1969, so với chỉ bốn ngày trong năm 2011.

Hyddrô sunfua  (H2S)

Hyddrô sunfua là khí độc hại và không màu, mùi trứng thối, có thể ngửi thấy ở nồng độ rất thấp. Loại khí này sinh ra chủ yếu tại các nhà máy xử lý nước thải và nhà máy lọc dầu như một sản phẩm phụ của tinh chế dầu thô. Nó làm biến đổi màu sơn, làm xỉn nhiều kim loại, và gây ra một loạt các ảnh hưởng đến sức khỏe. Những quy định của Địa Hạt Không Khí đã giới hạn nồng độ mặt đất đối với hyddrô sulfua tại Vùng Vịnh.

Nitơ Oxyt  (NOx)

Nitơ oxyt là một nhóm các chất khí hình thành khi nitơ phản ứng với oxy trong quá trình cháy, đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Những hợp chất này (bao gồm nitric oxyt và nitơ đioxyt), có thể góp phần đáng kể vào việc ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở các thành phố và các khu vực có lưu lượng xe cơ giới cao.

Tại Vùng Vịnh, nitơ đioxyt xuất hiện như một đám mây màu nâu. Ở nồng độ cao, nitơ đioxyt có thể gây hại cho cây trồng nhạy cảm, chẳng hạn như đậu và cà chua, và làm nặng thêm các vấn đề hô hấp. Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ, Hội Đồng Tài Nguyên Không Khí California và Địa Hạt Không Khí đều đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu phát thải nitơ oxit. Địa Hạt Không Khí nghiêm cấm các nguồn chất gây ô nhiễm như nhà máy phát điện, máy đun, tuabin cố định và máy cố định, và giám sát các nguồn xe cơ giới bằng cách thay đổi thói quen đi lại của người dân.

Hợp Chất Hữu Cơ

Hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như Hyddrocacbon, được sinh ra khi nhiên liệu hoặc vật liệu phế thải hữu cơ được đốt cháy. Chúng cũng được phát ra bởi các sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn như thuốc xịt aerosol, và bởi sự bay hơi của các loại sơn, mực in, dung môi và xăng dầu. Một số hợp chất hữu cơ độc hại, bao gồm benzen, fomanddêhyt, và acrolein. Tiếp xúc với các hợp chất này sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả nguy cơ ung thư, các bệnh mãn tính về phổi, gan, thận; và gây kích ứng cấp tính cho mắt và đường hô hấp.

Hợp chất hữu cơ là chất gây ô nhiễm không khí đáng kể vì chúng phản ứng với các oxit nitơ khi có ánh nắng mặt trời và hình thành ozon (khói lẩn sương). Địa Hạt Không Khí đã ban hành hơn 50 điều lệ để kiểm soát phát thải hợp chất hữu cơ từ các hoạt động như sản xuất dầu khí và lọc dầu, hoạt động sơn phủ, và sản xuất chất bán dẫn. Địa Hạt Không Khí cũng ban hành Chương Trình Đánh Giá Rủi Ro về Không Khí Trong Cộng Đồng để xác định những địa điểm với nồng độ phát thải chất độc hại cao và các quần thể nhạy cảm, và đang làm việc để giảm thiểu phát thải tại các khu vực này.

Vật Chất Dạng Hạt  (Particulate Matter - PM)

Vật chất dạng hạt là chất gây ô nhiễm phức tạp gồm tập hợp các hạt dạng khí nhỏ có kích thước và khối lượng khác nhau (siêu mịn, mịn và thô), trạng thái vật lý (rắn hoặc lỏng), thành phần hóa học, độc tính và cách hoạt động của chúng trong khí quyển. Những hạt này có nguồn gốc từ nguồn tự nhiên và nhân tạo, bao gồm quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, tinh chế dầu thô, dân cư đốt củi sinh hoạt và nấu ăn, cháy rừng, núi lửa, muối biển, và bụi. Chính vì kích thước vô cùng nhỏ nên vật chất dạng hạt có thể xuyên qua các phòng thủ tự nhiên của cơ thể và xâm nhập sâu vào phổi, máu, não, và các cơ quan quan trọng khác, cũng như xâm nhập vào các tế bào. Các nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với PM có thể gây một loạt các tác động xấu đến sức khỏe, trong đó có bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, tổn thương phổi ở trẻ em, đau tim, đột quỵ và chết sớm.

Đốt củi sinh hoạt là nguồn lớn nhất tạo ra vật chất dạng hạt tại Vùng Vịnh trong suốt mùa đông. Trong khi Địa Hạt Không Khí đã có những tiến bộ đáng kể trong việc giảm thiểu nồng độ vật chất dạng hạt qua Điều Lệ Đốt Củi và các biện pháp khác, vật chất dạng hạt vẫn là chất ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất tại Vùng Vịnh về mặt tác động đến sức khỏe.

Lưu Huỳnh Oxyt (SOx)

Làm nóng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (chẳng hạn như than và dầu) sẽ phóng thích lưu huỳnh trong những vật liệu này. Ở những khu vực mà sử dụng số lượng lớn các nhiên liệu hóa thạch thì lưu huỳnh oxyt có thể là một vấn đề ô nhiễm không khí lớn.

Loại phổ biến nhất của lưu huỳnh oxyt là lưu huỳnh đioxyt. Chất này có thể phản ứng với oxy để tạo thành lưu huỳnh triôxít, có thể tạo thành sương mù a-xít sulfuric khi có đủ điều kiện về độ ẩm. Những chất gây ô nhiễm này có thể gây tổn hại thực vật và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người và động vật.

Trong quá khứ, lưu huỳnh ôxit từng là một vấn đề trong Vùng Vịnh, đặc biệt là gần các nhà máy tinh chế dầu lớn và nhà máy hóa chất tại Quận Contra Costa. Tuy nhiên, Địa Hạt Không Khí đã kiểm soát phát thải từ những nguồn này từ năm 1961, và từ năm 1976 không khi nào  hợp chất lưu huỳnh đã được công bố vượt tiêu chuẩn tiểu bang hay liên bang  .

Contact Us


Thông Tin Tổng Quát

415 749-4900


Giám Sát Không Khí

415 749-4985

Contact Us

Spare the Air Status

Last Updated: 03/08/2023